Ngữ hệ Altai
Ngữ hệ Altai

Ngữ hệ Altai

Ngữ hệ Altai (Altaic /ælˈteɪ.ɪk/) là một Sprachbund (tức là một vùng mà các ngôn ngữ ảnh hưởng lẫn nhau nhưng không có quan hệ họ hàng), từng được đề xuất là một ngữ hệ bao gồm các ngữ hệ con Turk, Mông Cổ và Tungus, đôi khi bao gồm cả ngữ hệ Nhật Bản và Triều Tiên.[1]:73 Đại ngữ hệ này phân bố rải rác khắp Châu Á về phía bắc 35°N và một số vùng phía đông của Châu Âu, kéo dài theo kinh độ từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Nhật Bản.[2] Nhóm ngôn ngữ này được đặt tên theo Dãy núi Altai ở trung tâm châu Á. Ngữ hệ giả định này từ lâu đã bị hầu hết các nhà ngôn học đối chiếu (comparative linguists) bác bỏ,[1] nhưng vẫn còn một số ít các học giả cố bám níu lấy.[3][4][5][6][7]Ngữ hệ Altai lần đầu tiên được đề xuất vào thế kỷ 18. Nó được chấp nhận rộng rãi cho đến những năm 1960 và vẫn được liệt kê như một ngữ hệ chính thức trong nhiều bách khoa toàn thư và sách chuyên ngành.[1] Kể từ những năm 1950, nhiều nhà ngôn học đối chiếu bác bỏ ý tưởng này sau khi nhận thấy nhiều từ chung gốc không ăn khớp, các thay đổi ngữ âm lệch lạc so với dự đoán và hai ngữ hệ Turk-Mông Cổ dường như hội tụ thay vì phân kì qua nhiều thế kỷ. Phe phản đối học thuyết Altai cho rằng những điểm tương đồng giữa các ngôn ngữ này là do ảnh hưởng lẫn nhau chứ không phải quan hệ họ hàng.[8][9][10][11]